Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Lịch sử 25 xây dựng và Phát triển

Lịch sử 25 năm xây dụng và Phát triển cục



CỤC CHẾ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN 25 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (PTTTNS) đã khẳng định được vai trò, vị trí và đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn của cả nước, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến, bảo quản nông sản; bảo tồn và phát triển nghề phi nông nghiệp ở nông thôn; mở cửa, tháo gỡ rào cản và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và quốc tế, nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam.

  1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 28/5/1996, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký ban hành Quyết định 352/TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn, mở ra trang mới trong hoạt động quản lý nhà nước của Cục trên các lĩnh vực Chế biến nông lâm sản, cơ điện nông nghiệp và ngành nghề nông thôn. Đây là đơn vị quản lý nhà nước chuyên ngành về chế biến nông lâm sản, cơ điện nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp ở nông thôn lần đầu tiên được hình thành trong hệ thống tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, cũng như của các bộ nông nghiệp các nước trên thế giới. Điều này chứng tỏ tầm nhìn sáng suốt của Lãnh đạo Nhà nước, Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng như của cá nhân Cục trưởng Nguyễn Ngọc Khanh. Một điểm khác biệt cần được nhắc đến là khác với các đơn vị thuộc cơ cấu bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chức năng, nhiệm vụ của Cục Chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn được chính Thủ tướng Chính phủ quy định tại quyết định 352/TTg ngày 28/5/1996.

Trụ sở của Cục đặt tại nhà A9, sau chuyển sang nhà B6 số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Thường trực Cục phía Nam có trụ sở tại số 12 Phùng Khắc Khoan, Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2003, theo quyết định số 90/2003/QĐ-BNN ngày 04/9/2003, Cục được đổi tên thành Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối.

Khi mới thành lập, cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục chỉ bao gồm 05 phòng (bộ phận): (i) Hành chính tổng hợp; (ii) Chế biến bảo quản nông lâm sản; (iii) Ngành nghề nông thôn; (iv) Cơ điện; (v) Thường trực Cục phía Nam.

Năm 1997, Cục được giao nhiệm vụ quản lý Trung tâm giám định máy móc thiết bị cơ điện nông nghiệp từ Liên hiệp các xí nghiệp cơ điện nông nghiệp.

Năm 1998, Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được thành lập trực thuộc Cục, là đơn vị dịch vụ công kiểm định an toàn các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong ngành nông nghiệp.

 Năm 1999, do yêu cầu nhiệm vụ, Cục thành lập thêm phòng Mía đường phòng Nghề Muối (nhận bàn giao nhiệm vụ quản lý nghề muối từ Bộ Thương mại về).

Năm 2001, Trung tâm giám định máy móc thiết bị cơ điện nông nghiệp được giao về Viện Cơ điện nông nghiệp theo Quyết định số 105/2001/QĐ/BNN. 

Năm 2003 theo Quyết định số 90/2003/QĐ-BNN ngày 04/9/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục, Cục Chế biến nông lâm sản và và ngành nghề nông thôn được đổi tên thành Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối. Lúc này, Cùng với việc đổi tên, cơ cấu tổ chức của Cục cũng có sự thay đổi, bộ máy quản lý của Cục:

  1. a) Phòng Hành chính - Tổng hợp (tổ chức, tài chính);
  2. b) Phòng Kế hoạch (khoa học, hợp tác quốc tế);
  3. c) Phòng Cơ điện;
  4. d) Phòng Chế biến bảo quản nông lâm sản;

đ) Phòng Nghề muối;

  1. e) Phòng Ngành nghề nông thôn;
  2. g) Bộ phận thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh.
  3. h) Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (là đơn vị trực thuộc Cục).

Năm 2005, Cục thành lập thêm phòng Thanh tra-Pháp chế thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra, pháp chế và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chế biến nông sản.

          Trụ sở của Cục vẫn đặt tại nhà B6 số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội và Bộ phận thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn có trụ sở tại số 12 Phùng Khắc Khoan, Thành phố Hồ Chí Minh.

  1. Giai đoạn từ 2008 đến 2017 - Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối

Năm 2008, với việc sát nhập Bộ Thủy sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục được đổi tên thành Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối. Đây là thời điểm quan trọng của Cục vì từ thời điểm này, cùng với việc đổi tên, Cục có thêm chức năng quản lý về thương mại, xúc tiến thương mại đối với nông, lâm, thủy sản hàng hóa. Cũng từ thời điểm này, trụ sở Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối cũng được chuyển từ nhà B6, số 2 Ngọc Hà về địa điểm nhà A2, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.

Hệ thống tổ chức của Cục trong giai đoạn này bao gồm:

a) Phòng Chế biến bảo quản nông sản;

b) Phòng Chế biến bảo quản lâm sản;

c) Phòng Chế biến bảo quản thuỷ sản;

d) Phòng Nghề muối;

đ) Phòng Cơ điện;

  1. e) Phòng Ngành nghề nông thôn;
  2. g) Phòng Thương mại;
  3. h) Phòng Thanh tra, Pháp chế;
  4. i) Văn phòng Cục;
  5. k) Bộ phận thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị sự nghiệp là:

- Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp.

- Các đơn vị sự nghiệp khác được thành lập trên cơ sở Đề án do Cục xây dựng trình Bộ phê duyệt. 

So với giai đoạn trước, hệ thống tổ chức của Cục đã có một số thay đổi lớn. Đó là thay thế phòng Hành chính-tổng hợp và phòng Kế hoạch bằng Văn phòng Cục; đồng thời mở rộng việc quản lý nhà nước lĩnh vực chế biến và bảo quản sản phẩm nông nghiệp qua việc thành lập các phòng chế biến bảo quản nông sản, phòng chế biến bảo quản lâm sản và phòng chế biến bảo quản thuỷ sản.

Năm 2014, thực hiện Quyết định số 667/QĐ-BNN-TCCB ngày 04/4/2014, Cục được đổi tên thành Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối. Mặc dầu mang tên mới, song chức năng quản lý thương mại trong ngành nông nghiệp vẫn do Cục đảm nhận và hệ thống tổ chức của Cục không có sự thay đổi nào so với trước đây.

Kể từ khi thành lập đến năm 2017, số lượng biên chế của Cục thường dao động trong khoảng 50-70 công chức (không bao gồm viên chức của các đơn vị trực thuộc như Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn ngành NN-PTNT; Trung tâm giám định máy nông nghiệp)

  1. Giai đoạn từ 2017 đến nay - Cục Chế biến và PTTTNS

Giai đoạn này, nhận thấy công tác sản xuất ngành nông nghiệp đã làm khá tốt sản lượng và chất lượng đầu có bước tăng trưởng rất lớn đứng trước tình hình thực tiễn về tiêu thu nông sản nội địa cũng như xuất khẩu có diễn biến phức tạp, khó khăn, chủ nghĩa bảo hộ nông sản sản xuất trong nước của nhiều nước, các hàng rào kỹ thuật lên cao đòi hỏi chức năng nhiệm vụ của Cục phải có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình, đáp ứng vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực chế biến và phát triển thị trường nông sản. Trên cơ sở đó Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quyết định số 1348/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/04/2017 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Chế biến và PTTTNS.

Hệ thống cơ cấu tổ chức của Cục như sau:

  1. a) Văn phòng Cục;
  2. b) Phòng Chế biến, bảo quản nông sản;
  3. c) Phòng Chính sách thương mại, nông sản;
  4. d) Phòng Thị trường trong nước;

đ) Phòng Phát triển thị trường thủy sản;

  1. e) Phòng Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi;
  2. g) Phòng Phát triển thị trường sản phẩm trồng trọ
  3. h) Chi cục Chế biến và PTTTNS vùng I đặt tại Tp. Hồ Chí Minh.

k). Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp Quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam)

  1. Những thành tựu nổi bật

Bám sát chức năng nhiệm vụ được giao, trong 25 năm qua Cục Chế biến và PTTTNS đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong xây dựng các chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện các lĩnh vực chuyên ngành, góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung của toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

  1. Chương trình mía đường:

Với vai trò là Ban Điều phối Chương trình, Cục Chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn đã đóng góp phần quan trọng trong hình thành ngành công nghiệp mía đường Việt Nam. Sau 5 năm triển khai thực hiện (1995 - 2000), Chương trình đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đạt 1 triệu tấn đường theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra.

  1. Đề án về Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn:

 Năm 2002 - 2003, Cục được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị xây dựng Đề án về Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, làm cơ sở để Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) ra Nghị quyết 15/NQ-TW về Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010. Quá trình triển khai Nghị quyết, Cục được Bộ giao nhiệm vụ là cơ quan thường trực về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

  1. Đề án “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn”:

Năm 2007- 2008, Cục tham gia tích cực cùng các đơn vị xây dựng Đề án “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn” làm cơ sở để Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ra Nghị quyết 26/NQ-TW về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

  1. Tham mưu công tác xây dựng các Văn bản quy phạm pháp luật, Đề án, Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT:

(i) Nghị định Số: 19/1999/NĐ-CP, ngày 10 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng muối cho người ăn;

(ii) Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

(iii) Nghị định số 109/2018/NĐCP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;

(iv) Quyêt đinh số 153/1999/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 7 năm 1999 về một số chính sách phát triển muối;

(v) Quyết định 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn;

(vi) Quyết định 69/2007/QĐ-TTg ngày 18/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020, định hướng đến năm 2020.

(vii) Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 23/ 09/2009 về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Nghị quyết của Chính phủ là tiền đề để xây dựng các chính sách hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ hướng đến mục tiêu đến năm 2000 giảm 50% tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Từ đó xây dựng các Quyết định 63, 65, 68/QĐ-TTg để cụ thể hóa Nghị quyết này.

(viii) Tham mưu xây dựng Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 04/6/2020 về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.

(ix) Tham mưu xây dựng Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 14/7/2020 về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới; ban hành Kế hoạch số 3871/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 29/9/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg.

(x) Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : Quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

(xi) Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐCP ngày 29/8/2018 về nông nghiệp hữu cơ;

  1. Chủ trì xây dựng các đề án và phối hợp với các đơn vị triển khai các Chương trình, dự án lớn:

(i) Chương trình rau quả và hoa cây cảnh

(ii) Chương trình tạm trữ gạo xuất khẩu

(iii) Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề

(iv) Chương trình “mỗi làng một nghề”

(v) Dự án quy hoạch ngành nghề nông thôn Việt Nam

(vi) Chương trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nghề nông thôn

(vii) Dự án "Nghiên cứu về quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hoá nông thôn ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

(viii) Dự án “Nâng cao năng lực về phát triển ngành nghề nông thôn phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn Việt Nam”

(ix) Dự án APEC “Strengthening cooperation in post-havest technology transfer within APEC economies”

(x) Dự án APEC “Enhance capacity of small and medium enterprises in agricultural sector of APEC economies”.

Ngoài ra còn chủ trì tổ chức một tọa đàm cấp quốc gia “Tọa đàm về mỗi làng, một sản phẩm” và “Hội thảo quốc tế lần thứ 7 mỗi làng một sản phẩm (OVOP)” với sự tham gia của ngài  Morihiko Hiramatsu- Người khởi đầu và xây dựng thành công Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” (OVOP) ở Nhật Bản và toàn thế giới cùng 217 đại biểu quốc tế.

Trong đó có 04 dự án hợp tác quốc tế là

- Dự án "Nghiên cứu về quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hoá nông thôn ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Dự án do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) tài trợ.

- Dự án “Nâng cao năng lực về phát triển ngành nghề nông thôn phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn Việt Nam”. Dự án do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) tài trợ.

- Dự án APEC “Strengthening cooperation in post-havest technology transfer within APEC economies”. Dự án do Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tài trợ.

- Dự án APEC “Enhance capacity of small and medium enterprises in agricultural sector of APEC economies”. Dự án do Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tài trợ.

  1. Hoàn thành việc xây dựng các Quy hoạch phát triển ngành

          (i) Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

(ii) Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản đến năm 2020;

(iii) Quy hoạch hệ thống chế biến, bảo quản cà phê gắn với sản xuất và xuất khẩu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

(iv) Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

(v) Quy hoạch phát triển ngành Điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

(vi) Quy hoạch hệ thống dự trữ 4 triệu tấn lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long;

(vii) Quy hoạch phát triển hệ thống phân phối lương thực ở Việt Nam đến 2020, định hướng đến năm 2030;

(viii) Qui hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020;

(ix) Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

  1. 7. Xây dựng và thực hiện các đề án, nhiệm vụ khoa học:

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững, hiện Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (nay là Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản) đã hoàn thành việc xây dựng và tích cực chỉ đạo triển khai các Đề án:

(i) Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản và giảm tổn thất sau thu hoạch;

(ii) Đề án phát triển thương mại NLTS và ngành nghề nông thôn đến 2020;

(iii) Đề án tổ chức thực hiện thí điểm hoạt động kiểm soát liên ngành nhập khẩu nông sản thực phẩm tại Lạng Sơn;

(iv) Đề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2010-2015;

(v) Chương trình Phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

(vi) Đề án Đẩy mạnh sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau an toàn phục vụ nội tiêu và xuất khẩu;

(vii) Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng 2020;

(viii) Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

(ix) Chủ trì, phối hợp xây dựng hàng trăm tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tham gia vào các hội đồng khoa học của Bộ trong tuyển chọn và nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học;

(x) Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020;

(xi) Đề án thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nông sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021;

(x) Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020;

(xii) Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 – 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 417/QĐ-TTg ngày 22/3/2021;

(xii) Đề án đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản trình Chính phủ phê duyệt dự kiến trình Chính phủ quý III/2021;

(xiii) Quyết định số 5317 /QĐ-BNN-CBTTNS ngày 28/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030.

III. Khen thưởng của Nhà nước

Trong 25 năm qua, bằng sự nỗ lực không ngừng của các thế hệ, Cục Chế biến và PTTTNS đã góp phần tăng trưởng sản xuất nông nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội của Đất nước. Đã hình thành hệ thống chế biến công nghiệp với khoảng trên 6.000 doanh nghiệp, thu hút khoảng 1,5 triệu lao động trực tiếp, với mức thu nhập bình quân khoảng 3.000.000-10.000.000 đồng/tháng và hàng chục triệu lao động sản xuất nguyên liệu và dịch vụ; một số ngành hàng có công nghệ tương đối hiện đại, đáp ứng với yêu cầu khắt khe của các thị trường nhập khẩu; duy trì được tăng trưởng công nghiệp ở mức cao (trên 10%/năm), tỷ trọng chế biến công nghiệp nhiều mặt hàng đạt trên 50%, tỷ trọng các mặt hàng có GTGT cao dần được nâng lên. Công tác thương mại dù còn mới mẻ, song đã có những đóng góp quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, mở mang thị trường, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 41,2 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2019 và thặng dư thương mại nông lâm thủy sản đạt 10,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019. Tiếp tục duy trì 09 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD, trong đó có 05 mặt hàng có kim ngạch trên 03 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều; gạo).

Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, cơ điện nông nghiệp, nghề muối và ngành nghề nông thôn đã góp phần to lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH và xây dựng nông thôn mới.

Với những đóng góp trên, Cục Chế biến và PTTTNS đã được Nhà nước, Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ghi nhận như:

- Huân chương lao động hạng Ba của Chủ tịch Nước năm 2006;

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 1996);

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 1998;

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2021;

- Cờ thi đua của Bộ trưởng Bộ NN& PTNT năm 2015 và năm 2019;

- Nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành và địa phương.

  1. Định hướng phát triển trong những năm tiếp theo

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước, hai nhiệm vụ chiến lược Tái cơ cấu ngành nông nghiệpXây dựng Nông thôn mới được đặt ra đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đòi hỏi tập trung mọi sự nỗ lực của các cấp, các đơn vị trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo điều hành. Trước yêu cầu mới đó, Cục Chế biến và PTTTNS đã xây dựng các Chương trình hành động với các mục tiêu cơ bản sau:

  1. Nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các ngành hàng nông lâm thủy sản thông qua việc tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm GTGT cao, áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ chế biến theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Đến năm 2020, GTGT các ngành hàng nông lâm thủy sản tăng bình quân 20% so với hiện nay. Cụ thể đối với một số ngành hàng chủ lực: Gạo tăng 20%; cà phê tăng 13%; chè tăng 30%; thủy sản tăng 20%; cao su tăng 20%; muối tăng 20%; đồ gỗ tăng trên 20%, giảm 50% lượng nguyên liệu đưa vào chế biến dăm gỗ.
  2. Thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển đồng bộ trên các công đoạn trước trong và sau thu hoạch, kết hợp áp dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến, đến năm 2020 giảm 50% tổn thất sau thu hoạch (cả số lượng và chất lượng), (ATTP) so với năm 2010. Đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến, bảo quản rau quả phát triển hiệu quả, an toàn và bền vững; năng lực chế biến đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất và nhu cầu thị trường tiêu thụ; có trình độ công nghệ tiên tiến và được gắn với các vùng sản xuất rau quả tập trung, sản lượng hàng hóa lớn; sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, có giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh cao; góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới.
  3. Mở cử, tháo gỡ rào cản thương mại nông sản. Thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm NLTS, tham gia toàn diện và bền vững vào chuỗi cung ứng NLTS, thực phẩm toàn cầu. Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm NLTS xuất khẩu của Việt Nam nhằm đáp ứng được các quy định của các thị trường nhập khẩu. Tiếp tục định vị và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm NLTS của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
  4. Tuyển dụng, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động đảm bảo đáp ứng tốt và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực chế biến và PTTTNS.

          Để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, nhiệm vụ trong giai đoạn tới, Cục đã và đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương; tinh gọn bộ máy hiệu lực hiệu quả, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức viên chức và người lao động trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chính sách phát triển và sâu sát cơ sở để chỉ đạo một cách hiệu quả. Với truyền thống 25 xây dựng và phát triển, với những thành tựu đạt được cùng đội ngũ cán bộ công chức được rèn luyện, trưởng thành qua thực tiễn công tác, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Trung ương đảng, Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tin tưởng giao phó.

  1. Lãnh đạo Cục qua các thời kỳ:
  2. Cục trưởng
  3. Nguyễn Ngọc Khanh (Từ khi thành lập đến năm 2003);
  4. Bạch Quốc Khang (2003-2007);
  5. Đỗ Chí Cường (phụ trách Cục năm 2007);
  6. An Văn Khanh (phụ trách Cục từ tháng 11/2007- 12/2007)
  7. Lê Xuân (2008-2010);
  8. Hồ Xuân Hùng (Thứ trưởng kiêm Cục trưởng năm 2010-2011);
  9. Đỗ Văn Nam (năm 2011-2012);
  10. Nguyễn Trọng Thừa (từ đầu năm 2013 đến 2016);
  11. Lê Văn Bảnh (2016 -2017);
  12. Trần Thanh Nam (Thứ trưởng kiêm Cục trưởng từ 2017 đến 2019);
  13. Nguyễn Quốc Toản (Q. Cục trưởng từ 2018 đến 2019, Cục trưởng từ T5/2019 đến nay);
  14. Phó Cục trưởng
  15. Hà Đức Hồ (1996 - 2002)
  16. Thân Trung Hiếu (1996 - 1998)
  17. Nguyễn Đức Xuyền (1996-– 2006)
  18. Nguyễn Tuấn Khải (1997 - 2001)
  19. Vũ Công Trứ (1999 - 2005)
  20. Đỗ Chí Cường (2002 - 2007)
  21. Nguyễn Mạnh Sơn (2004-2005)
  22. Đoàn Xuân Hòa (2006 - 2014)
  23. An Văn Khanh (2006- 2017)
  24. Đàm Ngọc Năm (từ 2007 ...)
  25. Trần Thị Miêng (2007- 2012)
  26. Đinh Ngọc Anh (2007 - 2011)
  27. Võ Thành Đô (2011- 2017)
  28. 14. Nguyễn Văn Minh (2017-2018)
  29. 15. Trần Văn Công (2017- 2019)
  30. 16. Phạm Văn Duy (2018 đến nay)
  31. 17. Lê Thanh Hòa (2018 đến nay)

CỤC CHẾ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG